Hoạt động với danh nghĩa app cho vay, vay online nhưng rất nhiều tổ chức “tín dụng đen” thế nên câu chuyện các app vay tiền đang bị điều tra là rất quen thuộc. Cứ cách 1 thời gian là một app bị bắt và ngưng hoạt động, và trong tháng 8/2023 này liệu có app này đang trong tình trạng đó không? Cùng website tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
Tại sao các app vay tiền bị điều tra?
Thiếu công khai lãi suất
Ngày càng có nhiều thông tin liên quan đến việc app vay bị điều tra, thậm chí bị bắt. Lý do đến từ sự thiếu minh bạch trong việc hoạt động, gọi là tổ chức, công ty tài chính nhưng thực tế chỉ là cái tên trên danh nghĩa.
Sky credit
- Hạn mức: 1 triệu – 3 triệu.
- Phí dịch vụ: tối đa 15%/năm.
- Kỳ hạn: 7 ngày - 30 ngày.
CASH SPACE
- Hạn mức: 500k – 20 triệu.
- Lãi suất: 0% / tháng khoản vay đầu.
- Kỳ hạn: 2 THÁNG - 3 tháng.
Lãi suất thường bị ẩn giấu bên trong do vậy khiến người dùng nợ nần, khó thanh toán dứt điểm.
Tín dụng đen
Đa số các app đều núp bóng “tín dụng đen” hoặc hình thức cho vay nặng lãi, áp đặt mức lãi suất cực kỳ cao cũng như sự bất chấp trong vấn đề thu hồi nợ. Hoạt động vay qua app không mới nhưng đang biến tượng và khiến nhiều người bị ảnh hưởng dù vay hoặc không vay.
Chưa được công nhận của pháp luật
Những app cho vay trên đều hoạt động tự phát, không có sự công nhận của nhà nước nên dễ hiểu khi bị điều tra nếu có vấn đề. Các ứng dung được cấp phép như Home credit, Fe credit, Mcredit, HD Saison…thuộc các công ty tài chính. Còn lại các ứng dụng khác đa số đều chưa được pháp luật công nhận.
Một số app đang bị công an điều tra và bị bắt 2023
Những app vay được liệt kê dưới đây đang trong quá trình bị điều tra bởi công an, và tốt nhất bạn nên tránh xa nếu như đang có ý định sử dụng. Cập nhật mới nhất vào tháng 4/2023.
Vdong
Trước khi bị cơ quan điều tra thì Vdong được xem là app có tỷ lệ duyệt vay cao lên đến 80% khi chỉ cần cung cấp CMND/CCCD.
Tuy nhiên, Vdong áp dụng rất nhiều phí vô tội vạ và đưa ra mức lãi suất khó chấp nhận. Do đó khách hàng đã tố cáo và hiện đang bị điều tra, khả năng là sẽ ngưng hoạt động trong thời gian sắp tới.
OnCredit
Là dịch vụ kết nối tài chính, không như các app vay khác OnCredit chỉ trung gian gợi ý và đề xuất khoản vay từ các đối tác. Thế nên khi sử dụng, bạn có thể nhận được cùng lúc nhiều khoản vay khác nhau.
Mặc dù OnCredit cung cấp đầy đủ thông tin về tổ chức, có trụ sở thật và minh bạch trong vấn đề giải ngân. Nhưng phía đối tác lại quy định mức lãi suất rất cao, thế nên khó tránh khỏi việc điều tra từ cơ quan chức năng.
Tiền Ơi
Một sản phẩm vay trực tuyến đang hot trong thời gian vừa qua, mang đến khoản vay trong 30 phút mà yêu cầu chỉ là giấy tờ tuỳ thân và độ tuổi phù hợp.
Dù tiện ích “cần là có ngay” như vậy nhưng tổng tiền lãi và phí phải trả gấp 2 hoặc thậm chí gấp 3 trong thời gian ngắn. Khiến rất nhiều người tiêu dùng rơi vào tình trạng “khốn đốn”.
Mới đây website cũng nhận thông tin về việc công an đang kiểm tra dịch vụ của phía Tiền Ơi, kết quả điều tra có thể sẽ công bố trong thời gian tới.
Senmo
Với khách hàng thường xuyên vay app thì không lạ gì tổ chức Senmo, đơn vị cung cấp đa dạng khoản vay mà yêu cầu đáp ứng rất đơn giản.
Về phí và lãi suất cũng tương đối phù hợp, cạnh tranh trên thị trường. Nhưng điều khiến tổ chức bị công an theo dõi là bởi việc “lộng hành” trong quá trình thu hồi nợ.
Tổ chức bất chấp, làm mọi thứ để yêu cầu khách hàng thanh toán. Nhiều trường hợp công kích khách hàng trên truyền thống, đăng bài viết đặt điều để bôi nhọ danh dự.
Thantaioi
Giao diện website có sự chỉn chu, đầu tư về mặt quảng cáo và tạo dựng thương hiệu cho vay uy tín, mang lại cảm giác an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên sự thật lại khiến khách hàng ngỡ ngàng với việc đưa ra nhiều phí dịch vụ , đánh vào tâm lý cần tiền gấp để trói buộc mức lãi suất cao. Dẫn đến nhiều khách hàng bể nợ chỉ vì số tiền vay mượn.
Hiện tại đang có thông tin công an đang theo dõi và kiểm tra tổ chức Thantaioi, chưa rõ có chính xác hay không nhưng mong rằng cơ quan có thể triệt phá ổ “tín dụng đen” này.
Cây Đèn Thần
Về bản chất thì website nhận thấy app Cây Đèn Thần với Thantaioi có nét tương đồng, cụ thể là giao diện dịch vụ rất giống chỉ khác màu sắc trang trí.
Khả năng rất cao là cả 2 app thuộc sở hữu của một đơn vị, không chắc chắn ở vấn đề này nhưng Cây Đèn Thần đang trong giai đoạn điều tra bởi đây là tổ chức tài chính núp bóng “tín dụng đen”.
Cụ thể là bạn chỉ vay vài triệu nhưng khi trả số tiền lại tăng gấp 2 – 5 lần, mặc dù chỉ trong vài ngày áp dụng.
VCash
VCash cũng là app vay đang bị tình nghi trong tháng 4/2023, qua kiểm tra sơ bộ phát hiện tổ chức này cho vay tín dụng với mức lãi suất cao. Hơn nữa có hành vi “Tuyên truyền thông tin sai lệch” trên mạng xã hội, đối với các khách hàng chậm thanh toán khoản vay.
Dĩ nhiên với các sai phạm trên thì VCash khó tránh khỏi việc đưa ra pháp luật, đồng nghĩa dịch vụ sẽ ngưng hoạt động.
Goldway và hệ thống
Các app như Goldway, Dodong, Fixloan, Findong, Fullcash, Baovay, Goldvay, Sugarvay, Ezvay, Ppvay, Fullcash, Cfcash, 99cash đều đã bị điều trả và bị bắt trong tháng 6/2023 vừa qua. Với thủ đoạn như nhắn tin, gọi điện cho khách hàng trễ hạn khoản vay. Thậm chí là tìm nhiều cách đe dọa người thân của họ với mục đích đòi được khoảng tiền còn nợ.
Nano, Gola và hệ thống
Danh sách các app hệ thống bị bắt trong tháng 6/2023 được công bố như là Nano, Gola, Asa, Benta, Bason, Roly, Anfa, Misa. Do vậy khách hàng khi vay tiền ở ứng dụng này không cần trả nợ.
App vay bị bắt không trả có được không?
Khi các app vay bị bắt, tâm lý khách hàng thường vui mừng bởi khoản nợ sẽ không phải thanh toán nữa. Tuy nhiên các app đều có sự liên kết với nhau, khi app này bị bắt toàn bộ thông tin khách hàng sẽ chuyển sang nền tảng khác.
Chính vì thế, mặc dù các app bị bắt nhưng lâu lâu bạn vẫn nghe một số cuộc gọi làm phiền với mục đích đòi nợ. Song trường hợp này rất thấp, đa số các app đều hoạt động tự phát và hợp đồng vay tiền chỉ là giao dịch dân sự, thế nên khả năng cao là bạn không cần trả nợ.
Như vậy website đã công bố các app vay tiền đang bị điều tra và bị bắt (cập nhật tháng 8/2023, mong rằng thông tin trên sẽ giúp ít cho bạn trong vấn đề tìm chọn khoản vay từ các app tài chính ở thời điểm hiện tại. Đồng thời tránh các app vừa nêu bên trên.
Biên tập viên
Mạc Tuyết Hân hiện tại đang là một quản lý và kiêm biên tập viên tại Visala và vaytienmat24 có trình độ đại học về ngữ văn và ngôn ngữ học. Từng học và tốt nghiệp Đại học Quốc gia Việt Nam và có một vài kinh nghiệm trong sáng tạo nội dung và hướng dẫn các lĩnh vực về tài chính, ngân hàng.
Bạn có thể xem các bài viết hữu ích của Mạc Tuyết Hân bên dưới.